Loa là một thiết bị âm thanh rất quan trọng trong dàn âm thanh. Vì thế, nếu như loa bị hư hại không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến các thiết bị khác. Hôm nay, Khang Phú Đạt Audio sẽ giúp bạn chỉ ra một số nguyên nhân gây cháy loa và hư hỏng loa. Khắc phục được những nguyên nhân này sẽ giúp bảo vệ dàn loa đám cưới, loa hội trường của bạn có tuổi thọ bền vững.

Một số nguyên nhân gây cháy loa âm thanh có thể bạn chưa biết

Nhiều những thói quen của chúng ta khi sử dụng loa đài mà vô tình gây ảnh hưởng xấu để thiết bị này hoặc loa để quá lâu không hoạt động hoặc có vấn đề ở đâu đó mà bạn không biết cách sửa. Những điều đó vô tình gây hư hỏng và cháy loa. Hãy cùng Khang Phú Đạt Audio tìm hiểu ngay một số nguyên nhân gây cháy loa âm thanh để có thể khắc phục sớm.

1. Micro thường xuyên bị hú rít khi sử dụng

Micro bị hú rít là hiện tượng rất hay gặp phải trong các dàn âm thanh. Việc này diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến loa và dễ gây cháy loa.

2. Nhu cầu sử dụng vượt quá thiết kế loa

Việc sử dụng công suất quá tải thường xuyên rất dễ gây đến hỏng loa và cháy loa. Bạn không nên sử dụng loa với công suất tối đa thường xuyên quá hoặc có thể nếu muốn âm thanh đủ lớn bạn nên kết hợp với cục đẩy công suất để đảm bảo an toàn cho hệ thống loa của bạn.

3. Cách chia Crossover không hợp lý

Bạn sẽ phải luôn kiểm tra các thông số kỹ thuật của loa trước khi bạn chia Crossover vì Crossover cho tần số của Treble, Mid quá thấp hoặc Amply của bạn phải tải loa Treble quá lớn. Điều này sẽ khó đối với người mới dùng. Cách tốt nhất là bạn nên tìm hiểu hoặc học từ người có kinh nghiệm để nắm rõ hơn.

4. Chỉnh Equalizer không hợp lý

Việc điều chỉnh Equalizer không hợp lý cũng dễ gây hư hỏng loa. Thiết bị này có chức năng là cắt những gì bị dư, chứ không làm tăng những gì đang bị thiếu như nhiều người vẫn lầm tưởng. Ví dụ nếu bạn muốn nghe nhiều tiếng Bass hơn thì hãy giảm tiếng treble và ngược lại.

5. Sử dụng Compressor/Limiter không chính xác

Compressor và Limiter là những thiết bị được sản xuất ra để bảo vệ loa trong dàn âm thanh của bạn. Nếu sử dụng nó không đúng cách thì sẽ gây ra những tổn hại nghiêm trọng đến loa.

6. Thiếu Headroom

Đây là hiện tượng không đủ khoảng dự trữ âm thanh cần thiết. Thông thường khi chọn mua Amply, các kỹ thuật viên kinh nghiệm sẽ tư vấn cho bạn Amply có công suất cho đủ loa và vẫn dư ra một khoảng dự trữ 20%. Lý do là để phòng khi bạn sử dụng thêm các loại nhạc cụ, các thiết bị thêm mà vẫn có thể đáp ứng làm việc tốt nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng biết mà thường phối lượng vừa đủ hoặc thiếu 1 chút cho tiết kiệm. Chính vì thế mà Amply và loa luôn quá tải, dễ hư hỏng.

7. Vô ý gây ra những tiếng nổ lớn

Đây là nguyên nhân gây cháy loa thường xuyên gặp phải với những người không chuyên. Việc tùy chỉnh âm thanh giữa nhiều người sử dụng, việc tắt/mở dàn âm thanh không nhất quán. Nguyên tắc chuẩn là mở từ trên xuống dưới và tắt từ dưới lên trên. Ví dụ, khi mở thì Amply là thiết bị cuối cùng, còn khi tắt, Amply sẽ được tắt đầu tiên. Việc tắt/ mở sai sẽ làm giảm tuổi thọ của các thiết bị. Còn một số yếu tố khác như rút jack kết nối khi chưa tắt gây ra tiếng nổ “bụp” gây hại lớn tới loa.

8. Cố tình sử dụng loa khi loa đang gặp sự cố

Trong trường hợp đang vận hành mà có tiếng động lạ từ loa phát ra có nghĩa là loa đang gặp trục trặc nhưng nếu người dùng cố tình bỏ qua và vẫn tiếp tục hoạt động thì việc gây hỏng loa và cháy loa là điều hiển nhiên. Bạn nên dừng lại để kiểm tra, sửa chữa ổn định rồi mới tiếp tục sử dụng.

Trên đây là 8 nguyên nhân thường gặp gây cháy loa âm thanh có thể bạn chưa biết. Bạn hãy chú ý đề phòng để giữ an toàn cho dàn loa của bạn. Ngoài ra, Khang Phú Đạt Audio là đơn vị chuyên phân phối các thiết bị âm thanh tốt nhất trên thị trường hiện nay như âm thanh hội thảo, âm thanh đám cưới, hội trường, sân khấu, karaoke…Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp nhiệt tình miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *