Kết nối dàn âm thanh hội trường được hiểu đơn giản là cách kết nối các thiết bị âm thanh có trong dàn âm thanh hội trường lại với nhau mới có thể sử dụng được. Nếu không phải là người trong ngành kỹ thuật âm thanh thì bạn sẽ không biết cách kết nối dàn âm thanh hội trường ra sao để có thể hoạt động được hiệu quả. Nếu bạn đang trong tình trạng đó có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để có thể kết nối dàn âm thanh hội trường đúng chuẩn nhất.

Trước khi đi vào cài đặt hệ thống âm thanh hội trường thì bạn cần phải biết được nó bao gồm những thiết bị gì? và chức năng của từng thiết bị để làm gì? khi hiểu được sâu sắc nhiệm vụ của thiết bị âm thanh hội trường rồi mới đi đến bước kết nối chúng lại với nhau để đi vào hoạt động.

►►► Báo giá dàn âm thanh hội trường

Dàn âm thanh hội trường gồm những thiết bị gì?

  • Micro (míc): có dây hoặc không dây, micro cổ ngỗng để bục.
  • Bàn mixer: Các thiết bị như microphone hay nhạc cụ đều có tín hịêu rất nhỏ, khoảng –40 dB đến –20 dB. Bởi thế, chúng cần phải khuếch đại lên một điện thế chuẩn để có thể chỉnh sửa lại một cách dễ dàng. Nhiệm vụ này là của Mixing console (bàn điều khiển âm thanh) (Mixer).
  • Equalizer: Thiết bị điều chỉnh âm sắc chính. Nó là một bộ khuếch đại 1/1 nhưng có khả năng tăng, giảm biên độ của từng loại tần số trong giải tần mà chúng ta nghe thấy được trong khoảng từ 20 Hz đến 20 KHz. Mỗi loại tần số ta gọi là 1 band. Tùy theo cần dùng, nó có nhiều qui cách: từ 5 đến 31 band hay hơn nữa, stereo hay mono.
  • Crossover: Thiết bị chia tần số cho loa, công dụng của nó là từ một tín hiệu âm thanh chung nó sẽ phân ra cho từng loại loa riêng biệt.
  • Compressor: Thiết bị nén tín hiệu
  • Cục đẩy công suất (Power amplifier): Các thiết bị tăng âm là những thiết bị điện tử cuối cùng trước khi ra hệ thống loa. Nói đơn giản, nó là thiết bị chuyển tín hiệu AT từ 0 dB thành năng lượng có thể rung được màng loa (biến đổi điện năng thành cơ năng) để có thể nghe được
  • Hệ thống loa: Loa là thiết bị AT làm biến đổi điện năng từ Amplifier thành cơ năng, dao động màng loa phát ra âm thanh.

Các thiết bị âm thanh trong hội trường bao gồm có: loa hội trường (loa full), loa hội trường (loa Sub), bàn mixer, cục đẩy, EQ, phân tần, vang số, micro không dây, tủ rack…và có sơ đồ kết nối lần lượt là: Micro >> bàn trộn âm >> EQ, vang số >> Crossover >> Compressor >> cục đẩy công suất >> loa hội trường.

Cách kết nối dàn âm thanh hội trường được thực hiện theo các bước sau đây:

Sơ đồ kết nối dàn âm thanh hội trường đúng chuẩn

Việc kết nối âm thanh hội trường theo đúng quy trình là cực kỳ cần thiết và phải thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình thì hệ thống âm thanh của bạn mới có thể hoạt động trơn chu và dễ dàng khắc phục lỗi khi xảy ra sự cố.

Bước 1: Kết nối các thiết bị ngoại vi (điện thoại, máy tính, đầu DVD) với bàn mixer.

Bước 2: Tiếp theo kết nối phần Left & Right (out ra) của Mixer qua (in) của Equalize, từ Equalizer (out) qua cục đẩy (in) với 2 cặp loa Full.

Bước 3: Kết nối vang số/ EQ với cục đẩy công suất, cục đẩy sẽ đi kèm đôi loa, hội trường của bạn có bao nhiêu đôi loa chọn số cục đẩy tương đương để đảm bảo âm thanh mạnh mẽ nhất (chọn cục đẩy có công suất bằng hoặc cao hơn công suất của loa).

Bước 4: Bạn dùng 1 sợi tín hiệu mắc phần Group của Mixer vào phần (in) của Equalizer, từ Equalizer nối phần (out) qua phần in của Crossover và từ Crossover ta cho xuống phần in của Maind Power, và từ Main Power (32 sò) ta nối 1 cặp sub vào (maind power này ta đề chế độ Mono) vì ta chỉ lấy phần Bass sub.

Bài viết dưới đây dựa trên các kinh nghiệm của chúng tôi trong quá trình thực hiện lắp đặt dàn âm thanh hội trường cho khách hàng. Bởi vậy có độ tin cậy và chính xác cao. Ngoài ra chúng tôi còn chuyên cung cấp, tư vấn và lắp đặt âm thanh hội thảo, âm thanh sân khấu ngoài trời chuyên nghiệp. Hãy liên hệ để được hướng dẫn tư vấn nhiệt tình miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *