Lắp đặt loa âm trần tại nhà sẽ cực kì đơn giản nếu bạn áp dụng 5 bước sau. Hãy theo chân Khang Audio tìm hiểu 5 bước cơ bản để lắp đặt loa tại nhà đúng cách, an toàn và hiệu quả.

Để xuất một vài loa có công suất tương thích với diện tích

Điều cần thiết và bắt buộc phải làm trước khi lắp đặt loa đó là phân tích chất liệu tường lắp, tính toán số lượng loa và công suất tiêu thụ phù hợp, có thể tham khảo một vài ví dụ dưới đây:

  • 1 loa âm trần 3W có thể phát nhạc trong diện tích 2 – 4m2
  • 1 loa âm trần 6W có thể phát nhạc trong diện tích 3 – 5m2
  • 1 loa âm trần 12W có thể phát nhạc trong diện tích 4 – 6m2
  • 1 loa âm trần 24W có thể phát nhạc trong diện tích 5 – 7m2
  • 1 loa âm trần 30W có thể phát nhạc trong diện tích 6 – 8m2
  • 1 loa âm trần 36W có thể phát nhạc trong diện tích 7 – 9m2
  • 1 loa âm trần 60W có thể phát nhạc trong diện tích 8 – 10m2

cach-dau-loa-am-tran

Các dụng cụ, thiết bị cần phải chuẩn bị trước khi lắp đặt:

Việc chuẩn bị dụng cụ là điều cần thiết mỗi khi lắp đặt, để tiếp kiệm thời gian hơn, nên chuẩn bị sẵn đầy đủ.

  • Loa âm trần
  • Dây đấu loa âm trần
  • Khoan chuyên dùng cho đục, khoét
  • Dao và cưa loại nhỏ
  • Kéo và kim tuốt vỏ dây diện
  • Thang chữ A
  • Bút lông
  • Băng dính cách điện
  • Tua vít

Các bước lắp đặt loa âm trần

Bước 1: Lựa chọn vị trí lắp đặt loa âm trần:

Cần lựa chọn vị trí lắp đặt sao cho phù hợp với không gian, không làm mất đi tính thẩm mĩ. Phân bổ số lượng loa vào các bị trí phù hợp để loa có thể phát huy hiệu quả tối đa. Đặc biệt là âm thanh hội nghị cho các phòng hội thảo, hội họp, chọn lựa vi trí chuẩn xác sẽ góp phần đem lại sự hiệu quả cao trong công việc

Bước 2: Khoét lỗ cho loa âm trần:

Sau khi đã xác định được số lượng loa và vị trí lắp đặt loa, bạn cần đánh dấu các vị trí để khoét lỗ cho loa. Trước khi khoét lỗ bạn cần đo được đường kính của loa để khoét cho chính xác, tránh trường hợp khoét theo cảm tính để rồi phải khoét nhiều lần làm mất thời gian. Nên sử dụng bút để kí hiệu vào căn chính, đánh giấu vị trí cần khoét sao.

Lưu ý:

  • Đối với trần thạch cao: nếu là trần liền 1 tảng thì cần bắc thang để đục lỗ; nếu là trần thạch cao thả thì nên hạ tấm thạch cao xuống mặt đất và đục.
  • Trong quá trình khoét lỗ nên đeo kính và khẩu trang để bảo vệ mắt và tránh bụi.
  • Nếu trong quá trình đục lỗ gặp xương cá thì sử dụng kim cắt xương chuyên dụng để cắt và bẻ xương sang hai bên.

Bước 3Đi dây cho hệ thống loa âm trần:

Sau khi đã tiến hành khoét được các lỗ cho loa âm trần, tiếp theo bạn tiến hành đi dây, việc đi dây khi trần thạch đã hoàn tất rồi thì khá là khó khăn, bạn sử dụng 1 chiếc sào hoặc 1 chiếc que dài và buộc dây vào đầu qua và đi dây một cách từ từ.
Khi đi dây cho hệ thống loa âm trần bạn cần phải chú ý rằng đi tới đâu thì bạn sẽ cần phải bố trí gọn gàng dây tới đó, nếu sử dụng nhiều dây thì bạn cần phải buộc lại với nhau tránh tình trạng lẫn dây hoặc dối dây khi có trục trặc gì sẽ rất khó để bảo dưỡng. Bạn nên tránh chạy dọc hoặc song song với dây diện sẽ dẫn đến tình trạng bị nhiễu.
cach-dau-loa-am-tran-1

Bước 4: Tiến hành đấu loa và lắp loa lên trần nhà:

Khi đấu loa bạn cần phải lựa chọn được phương pháp đấu loa, có 2 phương pháp đấu loa đó là đấu loa nối tiếp và đấu loa song song.

Khi đấu cho âm trần bạn nên sử dụng phương pháp đấu loa song song vì loa âm trần có trở kháng cao do vậy phương pháp đấu loa song song là hợp lý nhất.

Bước 5: Đấu loa về Amply và kiểm tra hệ thống:

Sau khi đấu loa đã xong, bạn tiến hành đấu dây tổng về với Amply, khi đấu dây về với Amply bạn chú ý đấu đúng cực thì hệ thống sẽ hoạt động ngay lập tức. Và 1 điều quan trọng nhất là đấu đúng vào công suất đầu ra của Amply, bạn cần tính toàn tổng công suất của loa và đấu vào đầu ra của Amply với công suất tương ứng.
Trên đây Khang Audio đã hướng dẫn bạn cách lắp đặt loa âm trần cực kỳ dễ dàng, hay liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *